Vay tiền không trả bị đăng lên mạng xã hội – Điểm Mạnh Và Yếu

Mạng xã hội hiện nay được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới với tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh chóng thu hút hàng tỷ người dùng tương tác chỉ sau vài giây. Các mạng xã hội phổ biến nhất là Facebook, Instagram, Zalo, tiktok, youtobe… Chỉ cần có một thông tin ‘’hot’’ dù tích cực hay tiêu cực cũng được cộng đồng mạng xã hội yêu thích hoặc phản đối. Chính vì sức mạnh lan truyền thông tin của cộng đồng mạng làm cho những người cho vay tiền bị quá hạn trả nợ đã đăng thông tin người nợ lên các trang mạng xã hội để nhanh chóng lấy lại được khoản tiền đã cho vay. Bài viết này sẽ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cách thức đăng lên mạng xã hội như thế nào để đòi tiền hiệu quả?

mang xa hoi la gi 3 800x450 1

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là 01 trang web hay là nền tảng trực tuyến với nhiều tính năng khác nhau, có rất nhiều người tham gia tương tác, kết nối với nhau trên toàn thế giới, Mạng xã hội có thể truy cập thông qua các phương tiện có kết nối internet như máy tính, điệ thoại thông minh, máy tính bảng…

Facebook: Là mạng xã hội phổ biến nhất. Người dùng được tạo tài khoản miễn phí thông qua số điện thoại hoặc email.

Zalo: là mạng xã hội có thể kết bạn chia sẻ cảm xúc hình ảnh và gọi video, gọi thoại , chia sẻ hình ảnh hay tệp tin miễn phí. Chỉ cần người dùng có thiết bị như máy tính , máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nói internet.

Instagram: là ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên thiết bị có kết nối internet, có thể kết bạn , bình luận và chia sẻ hình ảnh với nhóm bạn bè.

Tiktok: là trang mạng xã hội mới xuất hiện. Người dùng tạo video sau đó đăng tải thu hút người xe like và bình luận, tăng tương tác.

You Tube : là trang mạng xã hội được nhiều người kiếm tiền hot nhất hiện nay thông qua điện thoại và máy tính có kết nối internet.

Ngoài ra còn nhiều trang mạng xã hội khác cũng thu hút người xem như:

Vay tiền không trả bị đăng lên mạng xã hội ra sao?

Do khoản nợ cho vay của cá nhân, doanh nghiệp, bên chuyên cho vay tiền, tín dụng đen, cho vay online thuộc vào dạng khoản nợ khó đòi nên phải sử dụng nhiều cách thức để đòi nợ như: Đòi nợ qua điện thoại, đòi nợ qua tin nhắn, đòi nợ thông qua status thâ thúy, đòi nợ nhờ bên xã hội đen… Nhưng năm 2022 Luật đòi nợ đã bị loại bỏ ngành nghề đòi nợ thuê ra khỏi danh sách ngành nghề được pháp luật cho phép và có nhiều sửa đổi về hành vi vi phạm pháp luật khi đòi nợ thuê nên hiện tượng đòi nợ qua mạng xã hội lại trở thành’’ hot trend’’. Tuy nhiên mạng xã hội cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đòi nợ.

Điểm mạnh:

  • Mạng xã hội là nơi thu hút cộng đồng những người sử dụng internet có mục đích kết nối cộng đồng, giải trí hoặc là nơi kinh doanh và kiếm tiền qua mạng xã hội. Tốc độ lan truyền thông tin qua mạng xã hội cực nhanh tính theo từng giây nhờ sự chia sẻ của mỗi cá nhân đã tiếp cận được nhiều lượt tương tác, thu hút người xem và bình luận quan điểm cá nhân. Vậy nên đòi tiền qua mạng xã hội sẽ nhanh chóng lan truyền thông tin đến con nợ, người thân, anh em, bạn bè nên người nợ ngại, xấu hổ sẽ nhanh chóng thu xếp trả nợ.
  • Việc chia sẻ thông tin đòi nợ lên mạng xã hội không hề tốn kém tiền bạc và công sức bạn chỉ cần tạo tài khoản cá nhân miễn phí sau đó kết bạn với bạn bè, người thân của con nợ, tham gia vào nhiều hội nhóm, page có hàng nghìn tài khoản tham gia vào đó nhờ chia sẻ đòi nợ thì sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra nếu tài khoản của bạn ít bạn bè thì có thể tùy theo số tiền cho vay nhiều hay ít mà có thể chạy quảng cáo thì sẽ tốn kém hơn về tiền bạc nhưng sự tương tác cao và hiệu quả hơn.
  • Bản tính con người ai cũng sợ xấu hình ảnh bản thân nên khi nhiều người bàn tán, bình luận về bản thân nên sẽ tìm đủ mọi cách trả tiền hoặc liên lạc với bên cho vay.
  • Đây là cách đòi nợ hiệu quả nhất hiện nay, chỉ ần có những status nhắc nhở chưa cần chỉ đích danh cũng sẽ đòi nợ được luôn. Bạn có thể tham khảo status đòi nợ thâm thúy.

Điểm yếu:

  • Tùy vào hoàn cảnh hay con nợ thuộc tầng lớp nào trong xã hội để đòi nợ chứ không thể khoản nợ khó đòi nào cũng có thể đăng lên mạng xã hội. Vì nếu con nợ thuộc thành phần nghệ sỹ, nổi tiếng hay doanh nghiệp thì lại có những cách đòi nợ khác nhau bởi nếu chủ nợ đòi nợ bị ảnh hưởng đến danh tiếng, nhân phẩm, đến hoạt động kinh doanh sẽ bị vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính cũng nhưu bị bên nợ kiện vì tội làm nhục danh dự nhân phẩm và phải bồi thường 01 khoản tiền thỏa đáng.
  • Đòi nợ qua mạng xã hội cần phải có giấy tờ chứng cứ liên quan xác minh khoản nợ trên là có thực, đòi nợ đầy đủ bằng chứng, giấy tờ nếu không sẽ bị kiện ngược lại tội vu khống.
  • Cẩn trọng trong từng lời nói, câu từ khi đòi nợ vì khi đăng thông tin lên mạng xã hội sẽ bị nhiều người phán xét, bình luận tranh luận theo quan điểm riêng của họ.
  • Tốc độ lan truyền thông tin cực nhanh nên khi bạn phát ngôn sai chưa kịp sửa đổi đã có nhiều người đã chụp ảnh hoặc lưu trữ được bằng chứng sai phạm của bạn rồi. Mạng xã hội là con dao 02 lưỡi có thể khiến bạn đòi được tiền và có thể mất tiền và còn phải bồi thưởng thiệt hại.
  • Bạn cần kiên trì vì không thể lấy lại tiề luôn được vì có những con nợ chây ì hoặc mất khả năng trả nợ, bỏ trốn thì phải dùng những biện pháp đòi nợ khác.
  • Đòi nợ qua mạng xã hội tránh quá khích, công kích, thách thức sẽ bị cộng đồng mạng lên án, tẩy chay. Nên đòi nợ cũng đòi hỏi sự khéo léo, thông minh trong cách cư xử hợp lý.
  • Biện pháp đòi nợ này chỉ mang tính chất đòi nợ những khoản nợ ít tiền chứ những khoản nợ lớn cho vay theo đúng quy định của pháp luật sẽ có biện pháp như thu hồi tài sản, tịch thu tài sản thế chấp….

Qua điểm mạnh và điểm yếu của việc đòi nợ qua mạng xã hội rất hiệu quả nhưng cần chú ý ở các điểm trên và tuân thủ theo quy định của pháp luật để tránh bị tác dụng ngược lại ảnh hưởng đến chính chủ nợ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?