Tờ tường trình đòi nợ như thế nào?

Tờ tường trình đòi nợ cũng là văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuật lại diễn biến vụ việc, sự việc vi phạm pháp luật, cụ thể trong trường hợp này là kể lại chi tiết quá trình nợ và số nợ còn lại cần phải lấy lại. Thông thường tờ tường trình này do bên cơ quan Công an yêu cầu khi bên chủ nợ tố cáo hay khởi kiện bên nợ thì cần phải thu thập cho bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết tờ tường trình đòi nợ? Cần thủ tục, hồ sơ đi kèm cần những gì? Và cần lưu ý ra sao khi viết tường trình đòi nợ?

tai xuong 3

 

Viết tờ trình đòi nợ, hay đơn tố cáo đòi nợ cũng đều nằm trong quá trình đòi nợ gửi lên cơ quan công an, đây là cách công an lấy lời khai chi tiết của sự việc đòi nợ từ đó bên cơ quan công an dựa vào tờ tường trình hay đơn tố cáo để xem xét, thu thập chứng cứ cho quá trình điều tra sự việc rồi mới xét xử vụ việc.

Hướng dẫn cách viết tờ tường trình đòi nợ?

  • Phần tiêu đề : Tờ Tường trình về việc đòi nợ tiền của Ông/Bà…
  • Phần nội dung: Phần này sẽ nêu lý do tại sao viết tường trình? Đơn tố cáo để làm gì? Trình bày lại toàn bộ số nợ thông qua ngày tháng vay tiền hoặc nợ tiền hàng ra sao? Có hóa đơn chứng từ liên quan đính kèm. Ngoài ra trình bày thêm phần đã đi đòi nợ nhưng thái độ của con nợ ra sao? Có chịu hợp tác không? Và hứa hẹn đến khi nào trả nợ. Cần kể chính xác các chi tiết để phía công an nắm rõ được tình hình để làm căn cứ điều tra.
  • Phần cam đoan : cần cam đoan sự việc kể trên là đúng sự thật nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tờ tường trình cũng chỉ cần như vậy là bản khai chi tiết sự việc do cơ quan công an yêu cầu để làm căn cứ trong quá trình điều tra. Tùy vào vụ việc khi cơ quan công an triệu tập con nợ lên cũng sẽ bắt buộc con nợ làm bản tường trình như lấy lời khai để nắm bắt xem tình hình sự việc đúng sai ra sao rồi dùng nghiệp vụ chuyên môn để điều tra.

Viết tường trình đòi nợ gửi cho ai?

Khi người đòi nợ nộp đơn khởi kiện ở cơ quan công an thường sẽ yêu cầu viết bản tường trình để kể lại quá trình cho vay nợ từ ngày tháng nào? Bên nợ trả nợ ra sao và hứa hẹn như thế nào? Ghi cụ thể chi tiết để phía công an nắm được toàn bộ sự việc sau đó từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ vụ án sẽ chuyển lên các phòng ban có thẩm quyền điều tra.

Khi gửi tờ trình đòi nợ sẽ nộp cùng với hồ sơ giấy tờ liên quan đến vụ đòi nợ và gửi lên cơ quan công an nơi chủ nợ cư trú hoặc cơ quan công an nơi con nợ cư trú.

Thủ tục, hồ sơ cần những gì để đòi nợ?

Thủ tục hồ sơ khi đòi nợ cần: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, Giấy vay nợ, giấy xác nhận vay tiền, hóa đơn bán hàng, giấy xác nhận còn nợ lại tiền hàng, giấy tờ liên quan chứng minh bên nợ đang nợ khoản tiền mà đang cố tình không trả hoặc có ý trốn nợ, mất khả năng trả nợ. Ngoài ra còn chứng cứ bằng hình ảnh, video trích xuất từ camera. Đi kèm cùng đơn tố cáo, đơn khởi kiện hoặc tờ tường trình thì mới đầy đủ thủ tục hợp lệ theo quy định pháp luật.

Lưu ý khi viết tường trình đòi nợ?

  • Nếu là chữ viết tay cần viết chữ đúng chính tả, rõ nét chữ, câu cú rõ ràng mạch lạc, câu đủ ý đúng dấu câu. Không nên quá lan man không đúng chủ đề, nên kể những chi tiết chính liên quan đến việc nợ nần.
  • Nếu chữ đánh máy cần phải căn lền trái phải, trên dưới theo đúng tỷ lệ văn bản quy phạm, phông chữ chuẩn, cỡ chữ the đúng tỷ lệ nếu không lúc in ra giấy sẽ bị sai khung chữ, phông chữ sẽ rất xấu không thể đọc được. Khi nộp lên cơ quan công an sẽ phải làm lại dẫn đến mất nhiều thời gian đi lại và sửa đổi.
  • Về nội dung cần trình bày lại các lần đòi nợ mà bên con nợ không trả hay cố ý thách thức, việc này cũng là tình tiết tăng tội danh cho bên con nợ.

Cần chú ý khi nhờ cơ quan công an đòi nợ:

  • Việc làm đơn tố cáo hay khởi kiện cũng sẽ qua cơ quan công an làm việc vậy nên người tố cáo cần lưu ý: Nếu bạn là người cho vay nặng lãi với lãi suất vượt quá mức 20%/năm theo quy định của nhà nước mà bạn tố cáo lên cơ quan công an thì khi đó sẽ có tác dụng ngược và bạn sẽ bị phạt tiền vì tội cho vay nặng lãi.
  • Nếu bạn bán hàng mà bên cần phải đòi nợ thì phải lưu ý về mặt hàng của mình đã đóng thuế chưa, có được pháp luật cho phép hoạt đọng kinh doanh không vì khi cơ quan điều tra sẽ lật lại tình tiết vụ án và đó là điểm yếu khi bạn muốn lấy lại khoản nợ.
  • Nếu tố cáo lê cơ quan công an mà chưa được giải quyết thỏa đáng bạn có thể đề đơn kiện lên Tòa án. Nhưng việc kiện tụng sẽ khiến bạn mất chi phí khởi kiện nếu bạn thua, hoặc tốn kém nhiều thời gian và công sức hơn.

Vậy nên việc tố cáo hay kiện tụng bạn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng, nhờ sự tư vấn của người thân hoặc văn phòng luật sư sẽ tư vấn những giải pháp hợp lý cho việc đòi nợ của bạn.  Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này, hy vọng nó có ích với bạn. Chúc bạn may mắn!



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?