Đơn tố cáo gửi cho ai? thủ tục tố cáo
Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân khi bị người khác xâm phạm lợi ích thì mỗi công dân đều có quyền tố cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, điều tra và xử lý. Để tố cáo cần phải làm đơn tố cáo và thủ tục tố cáo cần những gì? bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về đơn tố cáo gửi cho ai? phía cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết vụ việc.
Việc hoàn thành hồ sơ để tố cáo cũng mất nhiều thời gian và công sức và để hoàn thành đúng với quy định tố cáo của pháp luật, nhưng cũng phải gửi đúng lên cơ quan đúng với chức năng và thẩm quyền mới xử lý, nếu không sẽ bị trả lại đơn tố cáo.
Đơn tố cáo là gì?
Tố cáo là việc công dân là cá nhân tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay tổ chức lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hay đe dọa đến quyền lợi, thiệt hại đến tài sản của nhà nước.
Đơn tố cáo: Từ việc công dân muốn tố cáo lên các cơ quan chức năng phải có giấy tờ liên quan thì quan trọng nhất là đơn tố cáo để trình bày sự việc vi phạm pháp luật một cách chân thực theo diễn biến để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét, điều tra và xử lý vụ việc.
Giải quyết tố cáo: là việc các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và giải quyết theo quyết định xử lý của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo sẽ theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tố cáo cần những gì?
- Hồ sơ giấy tờ cá nhân: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, địa chỉ nơi ở,nơi đăng ký thường trú, số điện thoại liên lạc, tất cả những thông tin cá nhân của người tố cáo và người bị tố cáo. Vì trong Luật tố cáo cũng quy định rõ các cơ quan chức năng chỉ giải quyết vụ việc tố cáo khi có đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân của bên tố cáo và bên bị tố cáo.
- Bằng chứng xác thực: bao gồm hóa đơn, chứng từ, giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ tiền, hành vi nhận hối lộ, nhận tiền tham nhũng, giấy tờ liên quan đến sự việc cần phải tố cáo hoặc có thể bằng dữ liệu như hình ảnh, video, file ghi âm. Bằng chứng này cần phải là sự thật vì đây được coi là bằng chứng để chứng minh bên tố cáo vi phạm pháp luật thì bên cơ quan chức năng mới giải quyết.
- Nhân chứng: nếu có nhân chứng đứng ra xác nhận tố cáo thì có thể trình bày trực tiếp lên cơ quan chức năng hoặc xác thực bằng chữ viết qua xác nhận và chữ ký ở phần nhân chứng trong đơn tố cáo.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tố cáo và gửi đúng cơ quan chức năng để giải quyết đúng thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người làm đơn tố cáo?
- Theo luật tố cáo đã quy định tất cả công dân có đủ hành vi năng lực dân sự đều có quyền được tố cáo về xâm phạm lợi ích hợp pháp, tố cáo về cá nhân hay tổ chức sai phạm trong công tác quản lý…
- Được đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân.
- Được thông báo về việc thụ lý đơn tố cáo hoặc không thụ lý, chuyển đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, Kết luận nội dung tố cáo.
- Người tố cáo sẽ được cơ quan chức năng thông báo về việc tố cáo tiếp lên các cơ quan chức năng đúng với thẩm quyền hoặc quá thời hạn mà chưa được giải quyết.
- Người tố cáo có quyền được rút tố cáo.
- Được đề nghị các cơ quan, tổ chức của nhà nước áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
- Người tố cáo có thể được khen thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người tố cáo cần phải có nghĩa vụ trình bày trung thực những bằng chứng mà mình có được.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mình tố cáo.
- Hợp tác với cơ quan chức năng giải quyết đơn tố cáo.
- Chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại về hành vi tố cáo sai sự thật.
Khi nào cần làm đơn tố cáo?
- Khi lợi ích và quyền hạn của bạn bị xâm phạm.
- Khi phát hiện ra những hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn của cá nhân, tổ chức làm thiệt hại đến tài sản của công, tài sản của nhà nước.
- Khi phát hiện ra hành vi trục lợi cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.
- Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết đơn tố cáo mua hàng không trả tiền, tố cáo hành vi tham nhũng, tố cáo hành vi chiếm đoạt đất đai.
Đơn tố cáo gửi cho ai?
- Gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã/phường/ thị trấn: đây là đơn vị cấp địa phương gần nhất do những tranh chấp nhỏ như tranh chấp đất đai, tố cáo các nhân viên công chức tham nhũng cấp địa phương. Nếu như không được giải quyết thỏa đáng sẽ gửi lên ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện và cao hơn.
- Gửi cho Cơ quan công an Quận/Huyện sẽ giải quyết những vụ việc có quy mô lớn hơn, giá trị tài sản cao, hành vi vi phạm pháp luật mức độ nghiêm trọng hơn.
- Gửi hoặc trình bày, tố cáo trực tiếp lên cơ quan mà người bị tố cáo đang làm việc và công tác.
- Đa số đơn tố cáo sẽ được gửi đến các cấp thấp và chờ neus không có phản hồi người tố cáo có thể đề đơn lên các cơ quan hành chính cấp cao hơn.
Qua bài viết trên bạn đọc có thể hiểu được quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, để biết được khi nào cần làm đơn tố cáo và cần gửi đơn tố cáo đúng với các cơ quan chức năng đúng thẩm quyền nếu không sẽ bị trả lại đơn và không được giải quyết. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết về pháp luật hoặc nhờ phía văn phòng luật sư tư vấn để có thể gửi đơn lên đúng cơ quan chức năng giải quyết sự việc nhanh chóng hơn. Chúc bạn may mắn.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét