Khởi kiện đòi nợ cá nhân – Thủ tục khởi kiện

Việc đòi nợ trong giao dịch dân sự cũng gặp rất nhiều khó khăn như giá trị tài sản thấp, bên nợ gặp khó khăn về tài chính nên không còn khả năng trả nợ, bên nợ bị thua lỗ phá sản hoặc có khi bên nợ cố tình không muốn trả nợ. Chính vì vậy cần phải đòi nợ theo nhiều cách thức khác nhau nhưng cách đòi nợ theo đúng pháp luật cũng được nhiều người quan tâm chú ý nhưng hầu như với tâm lý e ngại vì thủ tục rườm rà nên không làm đơn khởi kiện tố cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc về điều kiện, thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân cần những bước nào?

tai xuong 2

Trước tiên cần phải xem xét điều kiện cần có để khởi kiện đòi nợ?

  • Vụ việc đòi nợ vẫn còn hiệu lực trong khoảng thời gian sớm nhất để khỏi kiện là 02 năm để đảm bảo lợi ích hợp pháp.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện đúng với thẩm quyền của Tòa Án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc đẻ khỏi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
  • Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật bao gồm: Đơn khởi kiện đòi nợ, Giấy tờ vay tiền cá nhân, hợp đồng vay và các giấy tờ liên quan khác, Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú của bị đơn. Giấy CMND/CCCD và hộ khẩu của người khởi kiện, giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn hiệu lực.

Thủ tục khởi kiện:

  • Thủ tục thụ lý vụ án: Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện nếu chưa đúng mẫu theo quy định sẽ bị trả lại để hoàn thiện lại thủ tục hồ sơ theo quy định. Nếu vụ việc đúng đủ hồ sơ nộp đúng thẩm quyền thì tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  • Thời hạn giải quyết: thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử trong vòng 4-6 tháng. Thời hạn mở phiên tòa tối đa 02 tháng kể từ ngày đưa ra xét xử. Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày quyết định hoãn phiên tòa.

Mức án phí:

Được áp dụng theo bảng tính quy định từ 200.000 đồng trở lên từ 2-5% tùy giá trị tài sản và mức độ tranh chấp.

Cần lưu ý để viết đơn khởi kiện đòi nợ hiệu quả:

  • Trường hợp người mất hành vi dân sự thì cần có người đại diện hợp pháp sẽ ký tên, điềm chỉ xác nhận vào đơn khởi kiện.
  • Nếu là cơ quan, tổ chức hay khởi kiện thì phải có chữ ký, ghi rõ họ tên và chức vụ, đóng dấu là xác nhận của người đại diện hợp pháp cơ quan, tổ chức đó.
  • Nếu khởi kiện là doanh nghiệp thì cần phải sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Cần nhanh chóng thu hồi một phần nợ trong khoảng thời gian dài, kể cả thu hồi thành các phần nhỏ tránh để lâu không đòi nợ làm cho con nợ quên và cố tình trốn tránh. Ngoài biện pháp mềm mỏng thì cần phải có thái độ cứng rắn và quyết tâm để con nợ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ phải trả nợ nếu không sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.
  • Cần nhận định tài sản và tài chính của bên nợ để đảm bảo rằng bạn khởi kiện là sẽ thu được tiền.
  • Cần dự liệu trước xem việc khởi kiện này có thực sự cần thiết và hiệu quả không? Và thời gian khởi kiện thành công trong vòng bao lâu và đưa ra mặt lợi ích và hạn chế khi khởi kiện đòi nợ.
  • Nếu khoản nợ có giá trị lớn thì bạn cần phải nhờ sự tư vấn cũng như thủ tục khởi kiện của văn phòng luật sư hoặc bộ phận pháp lý của doanh nghiệp của bạn chuyên làm việc này sẽ có nhiều kinh nghiệm giải quyết nhanh chóng hơn.

Cách viết đơn khởi kiện gồm các phần:

  • Phần thông tin cá nhân của bên khởi kiện và bên bị kiện phải đầy đủ : Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, cấp ngày, nơi cấp. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Có thể chọn nơi cư trú của người khởi kiện hoặc nơi cư trú của người bị kiện để nộp lên Tòa án địa phương đó.
  • Cần nêu rõ tình tiết chính của sự việc nợ như thế nào? để phía Tòa án có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin.
  • Cuối đơn khởi kiện cần phải nêu rõ bên nợ bao nhiêu tiền, lý do khởi kiện, cần yêu cầu tòa giải quyết như thế nào? để phía tòa căn cứ vào đó sẽ xử lý vụ việc.
  • Cần lưu ý đơn khởi kiện cần viết rõ yêu cầu phía bị đơn phải trả tiền gốc là bao nhiêu kèm với số tiền lãi phát sinh.
  • Về giấy tờ liên quan hay chứng cứ, giấy xác nhận vay tiền, giấy vay tiền đều phải là bản gốc để sau này Tòa sẽ yêu cầu đưa bản gốc để đối chiếu.
  • Việc khởi kiện đòi nợ thì bên nguyên đơn sẽ phải nộp tạm ứng án phí, khi tiến hành xét xử nếu bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn mức án phí đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần phải có khi khởi kiện đòi nợ cá nhân theo đúng pháp luật. Nhưng trên thực tế khởi kiện đòi nợ chắc chắc phía khởi kiện sẽ giành phần thắng nhưng nếu bên nợ không còn khả năng trả nợ thì chỉ còn biện pháp cho bên nợ đi tù. Việc bên bị đơn đi tù thì khả năng lấy lại tiền nợ là rất khó có thể mất trăng hoặc chỉ thu lại 01 phần nào đó. Vậy nên trước khi cho vay tiền hay nợ tiền cần phải xem xét khả năng tài chính của bên vay để tránh tiền mất tật mang. Mong rằng những người khởi kiện sẽ lấy lại được số tiền đã cho vay. bạn có thể tham khảo thêm bài viết mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?