Chi phí khởi kiện đòi nợ? Bạn cần phải biết
Việc khởi kiện đòi nợ cũng rất khó khăn về điều kiện, thủ tục đầy đủ để tránh mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên nếu bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn mức án phí, mặc dù khi khởi kiện bên nguyên đơn cũng đã tạm ứng trước án phí cho phía bên Tòa Án. Vậy chi phí khởi kiện đòi nợ? hết bao nhiêu tiền và cần những thủ tục gì? ai là người phải trả tiền chi phí đó? bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc.
Thông thường sẽ là những vụ án lớn hoặc có giá trị tài sản lớn hoặc nhiều người cùng tố cáo, khởi kiện đòi nợ thì mới kiện tụng vì tâm lý hồ sơ thủ tục phức tạp nên ngại kiện tụng và nhờ đến pháp luật. Cũng vì người dân không phải ai cũng hiểu biết về luật pháp nên việc làm đơn tố cáo đòi nợ hay đơn kiện đòi nợ cũng rất khó khăn. Nhưng có rất nhiều mẫu đơn tố cáo mọi người cùng tham khảo.
Chi phí khởi kiện đòi nợ gồm các phần:
- Chi phí trả tiền cho văn phòng luật sư:
- Chi phí trả tiền án phí cho Tòa Án.
- Chi phí đi lại và chi phí phát sinh khác.
Trước tiên chi phí khởi kiện : tạm ứng án phí và tiền án phí.
Theo khoản 1 Điều 195 trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định người nộp đơn khởi kiện phải đóng tiền tạm ứng án phí. Trong quá trình khởi kiện và kết thúc vụ án nếu bên nào thua kiện sẽ phải đóng hoàn toàn mức án phí cho Tòa Án.
Mức tạm ứng án phí:
Thông thường người khởi kiện chính là người sẽ đóng tạm ứng án phí. Theo khoản 02 và khoản 04 Điều 7 quyết định 326/2016/UBTVQH mức tạm ứng án phí được tính như sau:
- Mức tạm ứng án phí dân sự trong vụ sơ thẩm không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự không có giá ngạch. Vụ án dân sự không có ngạch giá là vụ án không xác định được giá trị tài sản tranh chấp bằng tiền. Theo quyết định trên thì mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch có mức là 300.000 việt nam đồng.
- Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch bằng 50% mức án phí. Vụ án sơ thẩm có giá ngạch được Tòa án dự tính theo giá trị tài sản tranh chấp do đương sự yêu cầu Tòa giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. Nghĩa là mức tạm ứng án phí không được thấp hơn 300.000 việt nam đồng.
- Nếu thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí vụ án dân sự theo thủ tục thông thường.
- Ví dụ giá trị tài sản tranh chấp là 20 triệu đồng theo thủ tục thông thường thì mức tạm ứng án phí được tính: ( 20.000.000 x 5%) x 50% = 500.000 đồng.
Nếu giải quyết rút gọn sẽ tính mức tạm ứng án phí: 500.000 x 50% = 250.000 đồng.
Mức án phí trong vụ án dân sự được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ vào danh mục án phí của tòa án ban hành theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định mức án phí vụ án dân sự như sau:
- Vụ án tranh chấp về dân sự không có giá ngạch( không thể quy đổi bằng tiền) sẽ có mức án phí là 300.000 đồng.
- Với vụ án tranh chấp dân sự có giá ngạch( có giá trị quy đổi bằng tiền) sẽ tính :
- Từ 06 triệu đồng trở xuống sẽ có mức phí là 300.000 đồng.
- Từ 06 triệu đồng – 400 triệu đồng sẽ có mức án phí bằng 5% giá trị tài sản tranh chấp.
- Trên 400 triệu đồng – 800 triệu đồng có mức án phí 20 triệu đồng + 4% giá trị tài sản có tranh chấp không vượt quá 400. triệu đồng.
- Từ 800 triệu đồng trở lên đến 02 tỷ đồng có mức thu 36 triệu đồng + 3% giá trị tài sản vượt quá 800 triệu đồng.
- Từ 02 tỷ – 04 tỷ đồng có mức là 72 triệu đồng+ 2% giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 02 tỷ đồng.
- Trên 04 tỷ đồng có mức thu là 112 triệu đồng + 0,1% giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 04 tỷ đồng.
Về phần chi phí cho văn phòng luật sư:
Vì mỗi văn phòng luật sư sẽ có những chi phí khác nhau tùy vào vụ án tranh chấp với giá trị bao nhiêu tiền? vụ án tranh chấp dễ hay khó khăn. Phần chi phí này đa phần những doanh nghiệp lớn hoặc giá trị tài sản lớn mới cần nhờ đến luật sư, còn những vụ án nhỏ đa phần chỉ nhờ luật sư tại Tòa Án sẽ giảm bớt chi phí.
Phần chi phí đi lại và chi phí phát sinh khác:
Có những vụ kiện tranh chấp đòi nợ kéo dài vài năm thì chi phí đi lại rất tốn kém nếu ở xa hoặc phải nghỉ làm để tham gia thu thập, điều tra xét xử cùng Tòa án. Có thể coi phần chi phí này bằng 0 hoặc là vô giá. Ngoài ra còn phát sinh nhiều chi phí khác như nhờ người làm nhân chứng, chi phí phải chi trả án phí nếu như bị thua kiện hoặc phía bên bị đơn bỏ trốn, không thể trả nợ và nhận đi tù thì vẫn phải chịu mức tạm ứng án phí cho Tòa Án.
Để tính được chi phí khởi kiện phải dựa vào từng trường hợp cụ thể có thể tính chi tiết được số tiền phải chi trả, tuy nhiên việc kiệ tụng sẽ tốn kém rất nhiều chi phí phát sinh bên ngoài mà người khởi kiện khó lường trước được. Vậy nên bạn muốn khởi kiện phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ, giấy tờ liên quan để tránh đi lại nhiều và chuẩn bị cho mình 01 khoản tiền sẽ phải chi trả trước khi hoàn thành vụ kiện. Chính vì vậy khi cho ai vay tiền hay nợ tiền cần phải tìm hiểu rõ tài chính, kinh tế của bên đối phương rồi mới có những quyết định cho nợ tiền. Chúc bạn may mắn!
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét