Cách đăng bài đòi nợ? Bạn nên cần lưu ý những ý sau

Gần đây trên các trang mạng xã hội hay bóc phốt trên các trang mạng xã hội trên facebook, zalo, ti ktok… hay stt đòi nợ thâm thúy, thơ đòi nợ bá đạo, độc đáo lại lịch sự, văn minh lại khéo léo đòi tiền hiệu quả cao Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đăng bài đòi nợ? Cần những lưu ý gì?

tai xuong 1 4

Với những khoản nợ khó đòi thì việc đòi nợ không hề đơn giản, kéo dài thời gian mà vẫn không đòi được nợ làm cho chủ nợ thêm phần mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy cần phải lựa chọn những cách đòi nợ hiệu quả để lấy lại được khoản nợ 01 cách nhanh chóng.

Các cách đòi nợ phổ biến

  • Đòi nợ qua điện thoại, tin nhắn, email…
  • Đòi nợ đến nhà trực tiếp gặp gỡ và đòi nợ.
  • Đòi nợ thông qua bạn bè, người thân.
  • Đòi nợ qua việc tố cáo, khởi kiện để đòi nợ.
  • Đòi nợ nhờ bên thứ 3 như bên đòi nợ thuê, bên xã hội đen để đòi nwoj.
  • Đòi nợ thông qua văn phòng luật sư.
  • Đòi nợ qua stt, thơ văn minh lịch sự trên các trang mạng xã hội.
  • Ngoài ra còn có hàng ngàn cách đòi nợ hiệu quả.

Cách đăng bài đòi nợ

Đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm luật?

Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch tiền là Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua các phương tiện điện tử bằng các dữ liệu điện tử theo quy định pháp luật được coi bằng giao dịch văn bản.

Nếu trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải bằng văn bản công chứng, chứng thực thì phải tuân theo quy định đó.

Việc vay tiền giữa các cá nhân với nhau là giao dịch dân sự, khi cho vay tiền bằng miệng, giấy vay tiền viết tay hợp pháp thì vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích.

Quy định về hợp đồng vay tiền.

Theo điều 466 Bộ luật dân sự 2015

  1. Quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên cho vay theo đúng hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ phải hoàn trả tài sản vay đúng số lượng, chủng loại, đúng thời hạn quy định hoặc trả thêm lãi suất nếu có.
  2. Trường hợp bên vay không trả được hiện vật có thể quy đổi thành tiền mặt theo trị giá thời điểm trả nợ hiện tạ nhưng phải được bên cho vay đồng ý.
  3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc thỏa thuận 02 bên.
  4. Trường hợp vay không lãi suất nhưng quá hạn trả nợ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ Luật này.
  5. Trường hợp vay có lãi mà bên vay không trả hoặc không trả đầy đủ thì bên vay phải trả lãi.

Nghĩa vụ của người vay phải trả đủ số tiền hay tài sản đã vay hoặc lãi suất nếu có thỏa thuận trước.

Đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội có bị vi phạm pháp luật ?

Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội làm nhục người khác xử phạt như sau.

  1. Phạt cảnh cáo từ 10-30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu thông tin đòi nợ bạn đăng sai sự thật, vu khống và xúc phạm thì mới cấu thành tội làm nhục.

Mà Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định ‘’ Công dâ có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tiếp cận các thông tin, hội họp… Việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định.

Những trường hợp bạn đăng thông tin người nợ tiền, giấy vay tiền, hay thỏa thuận giữa 02 bên mà không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người nợ thì việc này không phải vi phạm pháp luật. Nếu không đòi được nợ bạn có thể làm đơn tố cáo, trình báo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên Tòa Án để đòi nợ.

Cách đăng bài đòi nợ trên mạng cần lưu ý

  • Đăng bài đúng sự thật, hình ảnh, video vay nợ, tin nhắn và những bằng chứng liên quan đến việc đòi nợ.
  • Không sử dụng lời lẽ thô tục, nhục mạ, lăng mạ, làm nhục người khác, nên sử dụng những câu từ văn minh lịch sự, còn đâu sẽ để mọi người phán xét.
  • Nhờ anh em, bạn bè chia sẻ rộng rãi, kết bạn với những người thân của con nợ.
  • Nên viết bài đòi nợ liên tục trong nhiều ngày, để còn chuyển thông tin đến con nợ xấu hổ và vội vàng phải trả nợ.
  • Bài viết để chế độ công khai và đăng nhiều các hội nhóm gần nhà con nợ.

Từ bài viết trên cho ta thấy được những thông tin hữu ích về viết bài đòi nợ trên mạng xã hội như thế nào để không vi phạm pháp luật, để người nợ có thể thấy nhiều người phán xét sẽ ngại ngùng và tự động liên lạc với bạn để thỏa thuận về khoản nợ. Mục đích đăng bài viết cũng chỉ là để đòi được khoản tiền nợ, nhưng 01 số người cho vay khoản tiền nhỏ nhưng quá bức xúc nên mang lời nhục mạ, chửi bới thô tục lên mạng xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người đăng bài vì mọi người sẽ nghĩ người này đanh đá, ghê gớm thì sau không ai dám chơi cùng. Vậy nên bạn cần cẩn trọng khi đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?