Luật mới về đòi nợ thuê – Điểm cần chú ý

Từ năm 2020 Quốc Hội đã họp và đã có nhiều sửa đổi và bổ sung về ngành nghề được phép kinh doanh và loại bỏ 01 số ngành nghề không đúng với luật pháp. Về luật đòi nợ thuê có những thay đổi ra sao? bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về những điểm sử đổi và bổ sung trong Luật mới về đòi nợ thuê?

hinh anh stt doi no doi tien 03 min

Xem thông tin chi tiết luật mới về đòi nợ thuê:

Đòi nợ thuê là được coi là một công việc đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm thì mới có thể lấy lại được khoản nợ khó đòi cho chủ nợ. Từ trước đế giờ đây là nghề nghiệp của 01 nhóm người chuyên đi đòi nợ thuê hoặc nhóm giang hồ xăm trổ cầm hung khí đến nhà con nợ để đòi tiền nhưng ngày nay vì tính chặt chẽ của pháp luật nên thường chuyển đổi hình thức thành mang loa đến của nhà làm mất trật tự, tạt sơn khiến con nợ ngại với hàng xóm nên phải trả nợ. Ngoài ra còn hình thức đòi nợ thuê kiểu online thì thường được bên cho vay online, tín dụng đen thuê bên thứ 3 đòi nợ qua điện thoại thì chỉ cần ngồi nhà lên lịch gọi bên nợ và người thân đến khi trả nợ thì thôi.

Trước đây ngành nghề Kinh doanh dịch vụ đòi nự được coi là ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho hoạt động nhưng bắt đầu từ ngày 16/07/2020 Quốc hội đã thông qua và liệt kê dịch vụ đòi nợ thuê vào danh mục ngành nghề ” cấm được đầu tư kinh doanh” có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Theo Luật đầu tư 2014 cho phép đầu tư dịch vụ đòi nợ thuê đực cá nhân tổ chức đăng ký kinh doanh nếu đủ các điều kiện sau:

  • Mức vốn kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê quy định vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
  • Trong quá trình hoạt động số vốn không được thấp quá số tiền vốn quy định.
  • Người lãnh đạo, giám đốc hay quản lý phải là người có đủ hành vi năng lục dân sự, phải có trình độ học vấn Đại Học trở lên , có kiến thức các ngành kinh tế, pháp luật , là công dân gương mẫu không có tiền án , tiền sự. Trong 03 năm liên tiếp người quản lý không được nắm giữ chức vụ quản lý hay giám đốc của bên đòi nợ đã bị cấm kinh doanh.
  • Điều kiện về việc tuyển dụng nhân sự cần tuyển dụng nhân sự có hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên, có đủ hành vi năng lực dân sự, không có tiền án tiền sự. Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên với các ngành nghề kinh tế, luật, an ninh…

Lý do nghề đòi nợ thuê bị khai tử:

  • Do đòi nợ thuê kiểu giang hồ, xã hội đen : Nhiều bên đòi nợ theo kiểu giang hồ đến uy hiếp, chửi bới, đe dọa đến tính mạng của con nợ và gia đình họ. Thường xuyên xảy ra tình trạng xô sát đánh nhau, ẩu đả thậm chí đe dọa đến tính mạng và người thân con nợ.
  • Chính vì đòi nợ thuê kiểu bất chấp luật pháp nên ảnh hưởng đến tính hình an ninh trật tự trong xã hội, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh, coi thường pháp luật nên đập phá tài sản, phóng hỏa, đánh đập, đe dọa con nợ. Thậm chí hàng xóm cũng bị ảnh hưởng.
  • Bản chất của dịch vụ đòi nợ thuê cũng rất hữu ích vì là bên thứ 3 đi đòi nợ sẽ tiết kiệm được ci phí và thời gian cho bên chủ nợ nhưng khi hoạt động lại biến tướng thành đòi nợ kiểu giang hồ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, mọi cách để lấy lại tiền nợ. Việc này là trái với pháp luật nên cần loại bỏ ngành nghề này.
  • Nghề đòi nợ thuê được phép hoạt động dẫn đến xuất hiện nhiều bên tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay qua mạng mà đây đều là hình thức cho vay với mức lãi suất gấp 5-10 lần so với mức lãi suất nhà nước cho phép không được vượt quá 20%/năm. Chính vì mức lãi suất ngất ngưởng làm cho nhiều người lâm và cảnh nợ nần chồng chất.
  • Do việc đòi nợ thuê ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an ninh trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần.

Tuy nhiên do dịch vụ đòi nợ thuê được trả phí khá cao so với các ngành nghề khác nên mặc dù bị pháp luật cấm kinh doanh, hoạt động nhưng dịch vụ này vẫn hoạt động ”lách luật”, hoạt động ngầm. Luật kinh doanh sửa đổi nhưng chưa đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết về nội dung hoạt động được phép hay không được phép mà chỉ cấm nghề đòi nợ thuê hoạt động. Vì vậy sẽ xuất hiện hoạt động đòi nợ kiểu ”lách luật” như bán nợ cho bên thứ 3, cho thuê lại lao động để cung ứng lao động nhưng thực chất đó là hoạt động tuyển lao động cho việc đòi nợ thuê. Vậy nên Pháp luật cần sửa đổi, bổ sung chi tiết về nội dung quy định rõ ràng để tránh việc ”lách luật” để hoạt động ngầm.

Thực chất việc ” khai tử” dịch vụ đòi nợ thuê thì dẫn đến việc đòi nợ sẽ phải tuân thủ theo đúng pháp luật cả phía bên cho vay cũng không được vượt quá mức lãi suất cho phép của nhà nước, các giấy tờ liên quan phải chặt chẽ và có công chứng của văn phòng luật sư, cơ quan có thẩm quyền. Không có nghề đòi nợ thuê thì cứ làm theo quy định của pháp luật như bên Ngân hàng là có tài sản thế chấp, đòi nợ theo quy trình nhắc nhở nợ, thông báo nợ và thu hồi tài sản thế chấp, hoặc cũng có thể tố cáo, kiện lên Tòa án nhân dân tối cao.

Luật mới về Luật kinh doanh cấm hoạt động ngành nghề đòi nợ thuê nhưng Pháp luật cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể từng hoạt động nên những hoạt động đòi nợ thuê không ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội vẫn hoạt động ngầm. Chỉ có ngành nghề đòi nợ thuê sẽ không được đăng ký kinh doanh để hoạt động nhưng sẽ có nhiều ngành nghề tương tự xuất hiện nhưng sẽ không hoạt động công khai mà chỉ ” núp bóng” dưới ccacs công ty luật. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?