Mẫu dự án vay vốn chăn nuôi Bạn đã biết?

Để phát triển ngành chăn nuôi theo phương pháp khoa học với quy mô, số lượng lớn thì phải cần 01 lượng vốn khá lớn mới có thể thành công được. Tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro như bệnh dịch, thiên tai làm cho người dân có nguy cơ mất trắng không hoàn được vốn. Chính vì vậy nhà nước hỗ trợ các dự án chăn nuôi, đặc biệt là việc vay vốn của các ngân hàng chính thống được ưu tiên vay lãi suất thấp nhất có thể. Ngoài ra còn được hỗ trợ về mặt kỹ thuật chăn nuôi. Để có phương án trình bày mẫu dự án vay vốn chăn nuôi được chú ý và thu hút các nhà đầu tư cần phải chú ý: Mẫu dự án thuyết phục, hợp lý. Phương án khả thi….

unnamed

Dự Án Chăn Nuôi

Trước hết chúng ta cần phải hiểu dự án vay vốn chăn nuôi là gì?

Dự án vay vốn chăn nuôi là : hình thức vay vốn của ngân hàng để kinh doanh sản xuất nông nghiệp, cụ thể là để chăn nuôi lợn, trâu bò, gà, vịt, cá, tôm… theo mô hình khoa học với diện tích chuồng trại quy mô trang trại vừa và nhỏ hoặc theo hộ gia đình. Tùy thuộc vào quy mô dự án lớn hay nhỏ sẽ được vay số vốn nhất định. Chủ yếu ngân hàng phát triển nông thôn Agribank cũng có rất nhiều ưu đãi về lãi suất cho người vay.

Đặc điểm vay vốn dự án chăn nuôi:

  • Thời hạn vay: theo vụ, đợt thu các đợt kế tiếp nhau. Tiền vay việt nam đồng.
  • Bảo đảm khoản vay: có tài sản đảm bảo hoặc tài sản sự án chăn nuôi.
  • Lãi suất từ 7,5% – 90%/ năm tùy thuộc vào ngân hàng hoặc mức vay sẽ tính ra lãi suất.
  • Giải ngân theo tiến độ dự án 01 lần hay nhiều lần.
  • Trả nợ gốc và lãi suất vay theo thỏa thuận trước đó. Nếu chận trễ sẽ bị tính phạt.

Mẫu dự án vay vốn chăn nuôi gồm:

Phần I. Giởi thệu chủ đầu tư và dự án chăn nuôi cụ thể.

  1. Giới thiệu chủ đầu tư.
  2. Giới thiệu sơ qua về dự án.
  3. Cơ sơ pháp lý của dự án.

Phần II. Đánh giá tình trạng chăn nuôi của Việt Nam.

  1. Phát triển theo số lượng và chất lượng ra sao?
  2. Phân bố chăn nuôi theo vùng, miền.
  3. Tổng sản lượng trong nước.
  4. Thị trường tiêu dùng ở VN ra sao?
  5. Hiệu quả kinh tế, tính lãi suất  để thuyết phục bên cho vay.
  6. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi.

Phần III :Phân tích môi trường sống:

  1. Điều kiện tự nhiên: thiên tai, bênh dịch, vị trí địa lý, khí hậu, đất, khoáng sản, đất, nước, địa hình… tùy thuộc vào từng vùng miền.
  2. Kinh tế : gồm dân số, nguồn lực, kinh tế khu vực, đất dự án xây dựng, giao thông, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước.
  3. Tổng kết và nhận xét chung.

Phần IV : Cần thiết phải đầu tư.

  1. Mục tiêu dự án chăn nuôi.
  2. Sự cần thiết phải đầu tư.

Phần V: Quy mô dự án.

  1. Hạng mục trong chăn nuôi như trang trại, và thiết bị liên quan.
  2. Phương án thi công: Giai đoạn 1,2,3.
  3. Sản phẩm chính ra thị trường.

Chương VI: Giải pháp và quy hoạch.

  1. Giải pháp thiết kế công trình: chỉ tiêu kinh tế dự án, quy hoạch, cấu trúc, kiến trúc, kỹ thuật, kết cấu và phần kết luận .
  2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đất xây dựng, hệ thống thoát mặt sàn, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp nước cho vật nuôi ăn uống, hệ thống điện, giao thông.

Chương VII: Giải pháp chăn nuôi.

  1. Chọn giống thuần chủng F1, ngoai hình to khỏe, nhanh.
  2. Nguồn thức ăn : Thức ăn thô xanh, tinh bột, ủ ướp, thức ăn bổ sung, thực phẩm chế biến vfa 01 số loại thức ăn khác, nguồn nước.
  3. Chăm sóc và nuôi dưỡng: theo 03 giai đoạn, mới sinh, trưởng thành và giai đoạn xuất chuồng, hoặc nuôi làm giống. Tùy vào nhu cầu nuôi lấy thịt, lấy trứng, làm giống sẽ có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau.
  4. Chuồng trại và trị bệnh : cách bố trí chuồng trại cũng như trị bệnh theo mùa cho vật nuôi.

Chương VIII : Tác động của môi trường lên vật nuôi.

  1. Tác động của môi trường: tình hình chung môi trường sống, quy định về môi trường sống.
  2. Tác động của môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi: chất thải phát sinh, khí thải, nước thải, chất thải rắn như vỏ bao, thức ăn thừa…
  3. Giải pháp giảm tác động của môi trường như: thiết kế hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống xử ký nước thải, khí thải hoặc giảm thiểu các tác động khác.

Chương IX : Tổng mức đầu tư

  1. Lập kế hoạch, phương án tổng mức đầu tư.
  2. Nội dung : nội dung và kết quả.

Chương X : Nguồn vốn đầu tư.

  1. Nguồn vốn đầu tư dự án : cấu trúc và phân bổ, tiến độ, nguồn vốn, phương án hoàn trả và chi phí lãi.
  2. Tính toán chi phí: Nhân công, hoạt động, như chi phí chuồng trại, thức ăn, thuê đất…

Chương XI : Hiệu quả

  1. Dựa trên giả định kinh tế và tính toán sơ bộ.
  2. Doanh thu, lãi suất sau khi trừ chi phí.
  3. Đưa ra chỉ tiêu kinh tế dự án.
  4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.

Chương XII : kết luận và đề xuất

  1. Kết luận.
  2. Đề xuất hoặc kiến nghị.

Trên đây là mẫu dự án vay vốn chăn nuôi mà chủ đầu tư hay người đứng ra làm dự án phải hiểu hết và trình bày theo mẫu như trên mới có thể thuyết phục được bên cho vay. Vì khi phương án, dự án của bạn tốt sẽ được lựa chọn đầu tư và được nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ vốn đầu tư rất nhiều. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Chúc dự án của bạn thành công.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?