Có nên vay vốn ngân hàng để kinh doanh?
Việc đầu tư kinh doanh hiện nay hầu như đều do vay vốn ngân hàng, vay tín dụng, vay tiền bên dự án chứ không có ai bỏ vốn tự có 100% ra để kinh doanh. Tuy nhiên việc vay vốn để kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cũng như chịu nhiều rủi ro và làm thế nào để hạn chế rủi ro luôn làm cho những người kinh doanh suy nghĩ và cả việc có nên vay vốn ngân hàng để kinh doanh cũng là câu hỏi thắc mắc của nhiều người muốn kinh doanh? Bài viết dưới đây h5 vay sẽ giải quyết những thắc mắc này nhé!
Vay vốn ngân hàng để kinh doanh: là hình thức vay tiền của ngân hàng chính thống của nhà nước để vay 01 khoản vốn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh to hay nhỏ sẽ được vay khoản vốn phù hợp. Đây là vấn đề rất bình thường trong việc đầu tư kinh doanh vì ngân hàng cho vay để kinh doanh có rất nhiều ưu đãi về lãi suất, Các ngân hàng luôn luôn có những ưu đãi để thu hút khách hàng có ý định vay vốn kinh doanh. Tuy nhiên người vay cũng cần cân nhắc ưu điểm và nhược điểm vay vốn ngân hàng để kinh doanh:
Ưu điểm vay vốn ngân hàng để kinh doanh:
- Được nhân viên cskh bên ngân hàng sẽ tư vấn gói vay phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn, hướng dẫn thủ tục hồ sơ cho đến khi vay thành công.
- So với lãi suất bên ngoài thì ngân hàng vẫn có mức lãi suất thấp hơn.
- Minh bạch, rõ ràng ngay từ đầu tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Trễ hạn không bị giang hồ hay xã hội đen đòi nợ.
- Được trả lãi theo tháng và trả gốc vào cuối kỳ nên dễ xoay vòng vốn kinh doanh.
- Các ngân hàng luôn có ưu đãi cho khách hàng VIP.
- Sự cạnh tranh nhiều ngân hàng dẫn đến tình trạng lãi suất cạnh tranh và nhiều ưu đãi, vậy nên ta cần tìm hiểu vài bên ngân hàng sau đó lựa chọn.
- Vay theo 02 hình thức là vay tđaín chấp và vay thế chấp có lợi cho bên vay vì nhiều bên mới khởi nhiệp chưa có bất động sản hay tài sản nào cả.
- Thời hạn vay và cách trả nợ linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng.
Nhược điểm:
- Vay thế chấp bắt buộc phải có tài sản hoặc bất động sản chính chủ để thế chấp vào ngân hàng mới có thể vay số đủ số vốn để kinh doanh. Hoặc vay tín chấp là các hộ kinh doanh cung có tài sản là cơ sở kinh doanh sản xuất thì bên ngân hàng mới dựa vào đó để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
- Thủ tục giấy tờ liên quan đầy đủ mới được vay vốn, phải làm theo quy trình cho vay của bên ngân hàng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp phải rơi vào 20-30% tổng số tiền phải đầu tư để kinh doanh.
- Nếu doanh nghiệp mất khả năng trả nợ sẽ bị ngân hàng niêm phong thu hồi tài sản đã thế chấp hoặc đưa ra đấu giá.
Quy trình vay vốn kinh doanh:
- Chuẩn bị hồ sơ vay vốn: Nhân viên cskh bên ngân hàng sẽ kê khai các mục như: mục đích vay vốn, số tiền cần vay, thời hạn vay, tài sản thế chấp, thu nhập trung bình hàng tháng… rồi tư vấn gói vay ưu đãi phù hợp để khách hàng lựa chọn.
- Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ: Sau khi khách hàng kê khai đầy đủ thông tin trong hồ sơ thì phía ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ sau đó thẩm định lại độ chính xác.
- Xét duyệt khoản vay: Sau khi thẩm định lại chính xác các thông tin thì phía ngân hàng se trình lên cấp trên để phê duyệt và thông báo với khách hàng đã được duyệt khoản vay.
- Giải ngân : Sau khi 02 bên ký kết hợp đồng bên ngân hàng sẽ chuyển tiền cho khách hàng theo hình thức chuyển khoản qua số tài khoản ngân hàng hoặc trực tiếp bằng tiền mặt.
Về lãi suất:
Tổng hợp lãi suất ngân hàng cho vay vốn kinh doanh
Tùy vào ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau dao động từ 6 -25%/năm.
- VPBank : vay tín chấp lãi suất ưu đãi từ 8,4 – 15,96%/năm, sau ưu đãi là 16-25%/năm. Vay thế chấp lãi suất ưu đãi 6 – 8,3%/năm, sau ưu đài 10 – 12%/năm.
- VIB: lãi suất từ 8,1 – 10,4%/năm.
- BIDV : lãi suất ưu đãi từ 6 – 7,5%/năm.
- Maritime Bank : lãi suất 6,99%/năm.
- OCB: lãi suất 5,99 – 6,99%/năm.
- ABBank : lãi suất từ 6,90 – 8,50%/năm.
Lãi suất bên trên chỉ mang tính chất tham khảo theo thời điểm hiện tại năm 2021, ngoài ra theo thị trường, xu hướng xã hội… sẽ thay đổi mức lãi suất theo thời gian.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét