Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Cách khắc phục

Gần đây tình trạng lừa đảo tiền qua mạng khá phổ biến do người dùng vô tình để lộ thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok… Lợi dụng sự chủ quan của mọi người và tầm hiểu biết của một số cá nhân hạn hẹp nên tội phạm công nghệ sử dụng nhiều Chiêu trò lừa đảo vay tiền qua app để chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân. Khi biết mình bị lừa thì hầu như lúc này ai cũng đều muốn giữ kín, cảm giác lo sợ, tinh thần không tập trung sẽ không biết làm những bước gì tiếp theo. Nên bài viết này của H5 Vay sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm khi Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ được định nghĩa Vay tiền online là gì? đó là hình thức vay số tiền nhỏ và thời gian ngắn qua một app trên điện thoại hoặc một website nào đó với thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp tài sản, bạn chỉ cần ngồi nhà tải app vay tiền qua điện thoại hoặc truy cập vào website vay tiền sau đó đăng ký thông tin cá nhân, chụp ảnh 2 mặt CMND/CCCD rồi đăng ký vay tiền chờ từ 5-10 phút hệ thống sẽ tự gửi xác thực thông tin về điện thoại hoặc mail của bạn và trong vòng 24h bạn sẽ nhận được khoản vay chuyển qua số tài khoản ngân hàng của bạn.

download 4

 

Trong số các app vay tiền làm ăn theo đúng quy định thì cũng có những app vì trục lợi cá nhân là dẫn đến lừa đảo làm cho các nạn nhân rơi vào tình trạng cùng cực, khốn khổ.

Hành vi lừa đảo vay tiền online:

  • Tự chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng cho nạn nhân: sau khi đã khai thác được thông tin của người bị hại qua các trang mạng xã hội thì bên lừa đảo cho vay tiền tự chuyển 1 số tiền cho bên nạn nhân sau đó nhắn tin vào số điện thoại của bị hại là họ đã vay tiền của một app, hay web nào đó? Nếu người được chuyển tiền lỡ tiêu hết số tiền đó thì sẽ bị gọi đòi nợ trả lãi hàng tháng vì họ đã có hết thông tin cá nhân hoặc bọn chúng sẽ giả vờ lấy 1 số điện thoại khác để gọi điện và nhờ chuyển lại số tiền sang 1 số tài khoản ngân hàng khác chứ không phải số tài khoản đã chuyển chuyền cho bạn. Sau khi bạn chuyển tiền trả thì sẽ có số điện thoại của chính số tài khoản gọi bạn và đe dọa bạn phải trả số tiền đó nếu không họ sẽ báo công an hoặc thuê giang hồ đến để đòi tiền. Nhiều nạn nhân lo sợ không muốn mọi người biết mình bị lừa vì xấu hổ nên phải vay mượn để trả lại tiền cho số tài khoản lừa đảo kia và họ đã bị bên lừa đảo chiếm đoạt số tiền không hề nhỏ.
  • Vay app chồng app : Đây chính là thủ đoạn lừa đảo nguy hiểm nhất vì khi đầu tiên bạn chỉ vay 1 app với số tiền nhỏ sau đó thông tin cá nhân của bạn đã bị lộ ra và sau đó rất nhiều app gọi tư vấn vay tiền. Nếu bạn không có lập trường vững vàng sẽ bị rủ rê vay app nọ trả app kia và cuối cùng từ số tiền vài triệu nó đã đẩy lên số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
  • Đăng ký vay mà không nhận được tiền mà vẫn bị mắc nợ : khi bạn đang cần gấp một khoản tiền để giải quyết vấn đề thì bạn tìm được một app vay tiền sau đó bạn được nhân viên tự xưng là app đó và yêu cầu chuyển trước phí dịch vụ và phí bảo hiểm khoản vay xong bạn mới có thể hoàn thành thủ tục và nhận được khoản vay? thế rồi bạn cứ chờ hết 24h cũng không thấy gì và bạn gọi lại số điện thoại đó đã thuê bao và mất tích luôn thì bạn mới nhận ra mình đã bị lừa thủ đoạn quá tinh vi khó mà nhận ra được. Đây là thủ đoạn lừa người vay chuyển phí trước để chiếm đoạt số tiền đó chứ không phải là app cho vay tiền?
  • Đăng ký tài khoản vay mà bị rút tiền trộm: khi bạn đăng ký vay tiền của app không chính thống, không uy tín sẽ bị bán thông tin ngay lập tức khi bạn đăng ký tài khoản ở app vay tiền đến khi bạn hoàn tất thủ tục và nhận được bên cho vay chuyển tiền vào tài khoản thì sẽ có số điện thoại xưng là nhân viên tư vấn và bảo bạn cung cấp mã OTP của số tài khoản ngân hàng. Vậy là bọn chúng đã rút sạch số tiền bạn vừa vay qua app.
  • Trên đây chỉ là một số hành vi lừa đảo phổ biến. Ngoài ra còn rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo trá để lừa đảo khách hàng rơi vào cạm bẫy của vay tiền online và điều quan trọng hơn là khi

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Cách khắc phục ở đây nhé:

  • Khi bị lừa đảo vay tiền online cần nói chuyện với gia đình, người thân hoặc bạn bè để họ đưa ra giải pháp tốt nhất cho mình, vì lúc đó tâm lý người bị lừa đang hoảng loạn, lo lắng, bất an lo sợ nên sẽ không suy nghĩ được hướng giải quyết phù hợp với thực trạng được.
  • Nếu số tiền từ 2 triệu đồng trở lên bạn có thể đi báo công an, cơ quan có thẩm quyền để họ hướng dẫn các thủ tục, hoàn thành hồ sơ tố giác tội phạm đã lừa đảo bạn. Điều 174, Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định khung hinh phạt theo mức từ phạt hành chính đến phạt tù từ 7 -10 năm theo mức độ lừa đảo.
  • Tuyệt đối không nghe lời tư vấn, lôi kéo của các nhân viên tư vấn mà vay chồng app vì bạn sẽ không còn cơ hội trả nợ vì sẽ bị rơi vào vực thẳm của vay tiền online. Tốt nhất nên dừng lại và nhờ sự giúp đỡ của gia đình hoặc người thân để trả hết nợ.
  • Nếu số tiền bị lừa đảo vài trăm nghìn dồng thì coi như đó là bài học rút kinh nghiệm cũng như lần sau phải thận trọng khi vay tiền online. Rút kinh nghiệm cho lần sau không nên để lộ thông tin các nhân trên các trang mạng xã hội.
  • Tuyệt đối giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý mà phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.
  • Khi bị lừa đảo vay tiền online bạn cũng có thể chia sẻ vấn đề của mình ở H5 vay nhân viên bên mình sẽ đưa ra những  lời khuyên hữu ích nhất cho bạn.

Trên đây là một số quan điểm của mình khi bị lừa đảo vay tiền online thì phải làm sao? Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những bạn đang gặp phải tình trạng bị lừa đảo như thế này để đưa ra những suy nghĩ đúng đắn. Cũng mong mọi người hãy cân nhắc và thận trọng khi vay tiền online qua các app không chính thống. Các bạn có thể chia sẻ vấn đề của mình ở dưới comment? Chúc bạn gặp nhiều may mắn nhé!



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vay tiền trả góp 40 ngày ở đâu có lãi suất thấp nhất

Hình ảnh nợ tiền không trả? Các bạn nên phải biết

Vay tiền không có khả năng chi trả là gì? Hậu quả ra sao?