Kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính. Cách xù nợ dễ dàng?
Hiện nay, việc vay nợ bằng hình thức online phát triển vô cùng nhanh chóng và các công ty tài chính cũng ra đời rất nhiều. Các công ty này ra đời nhằm phục vụ người dân về việc vay các khoản tiền tín chấp nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường ngày. Và cũng rất nhiều vì hình thức này mà không đủ tiền để chi trả khoản nợ. Kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính là gì? Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề xù nợ các công ty tài chính và các nguyên nhân khiến khách hàng sẵn sàng bùng nợ các công ty tài chính. Việc này có ảnh hưởng thế nào đến hồ sơ đi vay của người dân.
Các công ty tài chính là gì?
Các công ty tài chính là các công ty thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được lập ra nhằm phục vụ nhu cầu vay tiền của người dân. Các công ty này không được nhận dịch vụ thanh toán và không được nhận gửi tiền quá một năm.
Hoạt động của các công ty này thường là:
- Huy động vốn
- Các dịch vụ cho vay tín chấp với số tiền không quá lớn
- Các hoạt động bảo lãnh
- Và một số hoạt động khác
Các nguyên nhân dẫn đến xù nợ các công ty tài chính
Việc vay tại các công ty tài chính rất dễ dàng và người dân chỉ cần đáp ứng nhu cầu rất đơn giản của các công ty này để có thể duyệt hồ sơ vay. Từ đó có nhiều trường hợp đến hạn trả nợ nhưng có vô vàn những lí do để không thể trả các khoản nợ này. Sau đây là một vài lí do chính:
1. Lãi suất vay:
Hiện nay đây có thể là lí do hàng đầu của rất nhiều khách hàng để nghĩ đến việc xù nợ các công ty tài chính. Ví dụ: như với công ty FE, lãi suất vay của công ty này sẽ dao động từ 35% – 60% được tính trên số dư nợ giảm dần trên năm và công thêm phí bảo hiểm khoản vay 5.5% tổng số tiền vay. Vậy chung quy lại khách hàng phải chịu khoản tiền tổng là: số tiền gốc + lãi suất + bảo hiểm vay + lãi suất bảo hiểm vay. Từ cách tính trên, có thấy thấy được sự khôn khéo của các công ty tài chính với hình thức lãi mẹ đẻ lãi con. Tuy nhiên nếu khách hàng xác định rõ hình thức vay nhưng vẫn vay thì sẽ không nghĩ đến hình thức xù nợ đâu. Nhưng vì có thể do bức xúc vì nhân viên tư vấn lúc đấy khác còn lúc thanh toán thì lại thanh toán một kiểu khác thì dẫn đến việc bức xúc và xù nợ.
2. Thu hồi nợ:
Các khoản vay của khách hàng nếu quá khó để đòi thì các công ty này có thể bán các khoản nợ cho công ty thu hồi nợ bên ngoài. Một tin vui cho khách hàng là các công ty thu hồi nợ này hiện nay đã bị nhà nước cấm nên có thể các công ty tài chính sẽ có những cách thu hồi nợ đúng theo pháp luật, không có các hình thức đe dọa khách hàng.
Kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính
Xét theo các khía cạnh khác của việc vay các công ty tài chính là khách hàng đã được đọc hết các điều khoản của hợp đồng vay và tất nhiên khi đặt bút kí thì khách hàng đã đồng ý với các điều khoản của các công ty tài chính này. Hiện nay, các công ty tài chính được ra đời rất nhiều nên không thể tất cả mọi công ty đều có thể uy tín. Một số công ty có cài điều khoản rất mập mờ, khiến khách khi đã vay rồi thì nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực.
Vì vậy, nếu muốn đi vay các khoản tiền tín chấp từ các công ty tài chính thì khách hàng trước hết nên trang bị cho mình các kiến thức nhất định về hình thức vay này và cách tính lãi suất các khoản bảo hiểm thế nào, có hợp lí chưa. Và cuối cùng khách hàng hãy tự hỏi chính bản thân là mình có đang thực sự cần các khoản vay này không và đưa ra các quyết định chính xác nhất.
Sau khi đi vay, các bạn nên có trách nhiệm với các khoản vay mà bản thân đã đăng kí. Vì vậy, nếu đang suy nghĩ đến việc xù nợ các công ty tài chính thì sau đây là một vài điều mà bạn có thể sẽ phải đối mặt.
1. Phí phạt:
Các phí phạt sẽ bắt đầu xuất hiện ngay khi khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán các khoản nợ. Các phí phạt này sẽ tăng lên rất cao nếu số thời gian bạn chậm trễ thanh toán càng lâu. Ví dụ với công ty FE: phí phạt = n lần số kì chậm thanh toán x 300.000 vnđ.
Có thể thấy phí phạt là vô cùng cao và càng lâu số tiền trả mà bạn cần gánh vác càng ngày càng cao.
2. Nợ xấu:
Với các khách hàng không thanh toán đúng thời gian quy định các khoản vay, các công ty tài chính lúc này sẽ liệt danh sách khách hàng vào danh sách nợ xấu. Mọi việc cũng sẽ không có gì nghiêm trọng nếu các bạn không có ý định vay tiền ngân hàng hay các công ty tài chính nữa.
Nhưng nếu bạn có lúc cần vay vốn ngân hàng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng thì lúc này câu chuyện sẽ khác, danh sách nợ xấu lúc này sẽ ngăn bạn tiếp cận bất cứ khoản vay nào từ ngân hàng.
3. Ảnh hưởng đến người thân:
Khi không trả đủ số tiền, các công ty này sẽ bắt đầu tìm đến người thân của bạn để gọi điện nếu không liên hệ được với bạn. Thậm chí họ có thể đến tận nơi địa chỉ mà bạn đang sinh sống để đòi các khoản nợ. Việc này sẽ để lại hình ảnh của bạn trong mắt mọi người không tốt chút nào.
Kết luận
Qua tất cả, chúng ta có thể kết luận lại là không nên xù nợ các công ty tài chính vì có thể nó sẽ có nhiều bất lợi về sau cho quyền lợi của bạn. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn rất nhiều. Vì vậy hãy thanh toán các khoản vay này nhanh nhất có thể để không bị ảnh hưởng về lâu về dài.
- Một vài cách đối đối phó với bạn cho vay nặng lãi hiệu quả
- Cách giải quyết khi vay nặng lãi, thoát ra khỏi bẫy tín dụng
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
Nhận xét
Đăng nhận xét